Tên thường gọi: Chùa Long Sơn
Chùa tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy, số 20 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058.822558, 058.816919. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Thích Ngộ Chí dựng trên núi Trại Thủy (xưa còn có tên là núi con Dơi) vào năm 1886, tên là chùa Đăng Long. Hòa thượng tên Nguyễn Tâm Văn Nghi, sinh năm 1856, người làng Vinh Điềm, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Ngài viên tịch năm 1935.
Năm 1900, sau một trận bão lớn, chùa bị hư hỏng và dời trên núi xuống địa điểm hiện nay.
Năm 1936, chùa được Hội Phật học Khánh Hòa chọn đặt trụ sở Hội Phật học. Năm 1940, chùa được Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Cư sĩ Võ Đình Thụy vận động tổ chức trùng tu. Đến năm 1968, chùa lại bị hư hỏng. Từ năm 1971 đến năm 1975, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo việc trùng tu chùa. Việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Án chính thờ đức Phật Thích Ca, hai bên có phù điêu Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.
Bên hông trái của chùa có đường lên núi Trại Thủy. Nơi đây, có tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca do Thượng tọa Thích Đức Minh, bấy giờ là Hội trưởng Hội Phật học tỉnh Khánh Hòa, và điêu khắc gia Phúc Điền – Bùi Văn Thêm thực hiện vào hai năm 1964 – 1965. Phật đài cao 24m, đường kính đài sen 10m, phần tượng Kim thân Phật tổ cao 14m, tư thế tọa thiền, uy nghi giữa bầu trời. Chung quanh đế Phật đài có hình 7 vị Thánh tử đạo.
Người dân Nha Trang có câu:
Ai về viếng cảnh Khánh Hòa
Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên
Kim thân Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời.
Chùa đã qua các đời trụ trì như sau: Hòa thượng Thích Ngộ Chí (từ 1886 đến 1935), Thượng tọa Thích Chánh Hóa (từ 1936 đến 1957), Thượng tọa Thích Chí Tín (từ 1957 về sau).
Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Khánh Hòa. Hằng ngày, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách trong nưóc, nước ngoài đến sinh hoạt, tham quan, chiêm bái.
Chùa Long Sơn là một trong những thắng tích bậc nhất ở miền Trung.
Tên thường gọi: Chùa Nam TôngChùa tọa lạc ở số 323 đường Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT : 0511.872277, 0511.897629. Chùa thuộc hệ phái Nam tông. Trụ
Tên thường gọi: Chùa Phước LâmChùa tọa lạc tại thôn 2, phường Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.862310. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do Thiền sư
Tên thường gọi: Tịnh xá Ngọc TòngTịnh xá là tên chung của một quần thể kiến trúc bao gồm Tổ đình Nam Trung, Tịnh xá Ngọc Tòng và Tịnh độ Ni giới,
Tên thường gọi: Chùa Triều TônChùa tọa lạc ở thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Từ Tuy Hoà ra, theo quốc lộ 1, đến gần
Tên thường gọi: Chùa Linh ỨngChùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông